Hotline: (028) 38397 161

Kiến thức pháp luật


LAO ĐỘNG


LUẬT VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN:

Bộ luật Lao động (Luật số: 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012)

 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015


          I.      QUY ĐỊNH CHUNG: (Điều 5 Bộ luật Lao động)

1.   Quyền và nghĩa vụ của Người lao động (NLĐ):

vQuyền:

   -    Làm việc, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

   -   Hưởng lương phù hợp trình độ trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; bảo hộ lao động; đảm bảo An toàn vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, hưởng phúc lợi.

   -  Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

   -   Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

   -   Đình công.

vNghĩa vụ:

   -    Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

  -  Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

   -    Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

2.   Quyền và nghĩa vụ của Người sử dụng lao động (NSDLĐ):

vQuyền:

   -  Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

   -    Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

    -    Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

    -    Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

vNghĩa vụ:

    -  Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

    -  Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

    -  Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

    -   Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

    - Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

    -  NLĐ (làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

          II.      HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (HĐLĐ) (Chương III Bộ luật Lao động):

1.   Nguyên tắc giao kết HĐLĐ:

    -   Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

   -  Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

2.   Loại HĐLĐ:

            HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    -    HĐLĐ không xác định thời hạn;

    -    HĐLĐ xác định thời hạn;

   -  HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

3.   Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động:

    -   NLĐ (làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 37 BLLĐ nhưng phải báo cho NSDLĐ biết trước:

Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và gkhoản 1  Điều 37 BLLĐ;

o  Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 37 BLLĐ;

o  Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao động.

    - NLĐ (làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn) có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

 

          III.      TIỀN LƯƠNG (Chương VI Bộ luật Lao động)

1.   Tiền lương:

    -   Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

o  Mức lương theo công việc hoặc chức (theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định)

o  Phụ cấp lương

o  Các khoản bổ sung khác.

    -  Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

2.   Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

     -   Tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

o  Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

o  Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

o  Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

     -    Người lao động làm việc vào ban đêm theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

     -    Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo Khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Lao động thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

     -   Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

      -  Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 22 Nghị định này.

<< Quay lại

Tin khác